Giống cây dừa xiêm

55,000 

  • Tên khoa học: Cocos nucifera.
  • Tên địa phương: Dừa xiêm
  • Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam
  • Quy cách bầu: 12x18cm
  • Quy cách cây: đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥55cm

Mô tả

Thế giới cây giống chuyên cung cấp các loại giống cây trồng chất lượng

giống cây dừa xiêm
giống cây dừa xiêm
  • Tên khoa học: Cocos nucifera.
  • Tên địa phương: Dừa xiêm
  • Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam
  • Quy cách bầu: 12x18cm
  • Quy cách cây: đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥55cm

CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

  • Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS 01:2011/CGNTIS
  • Tỉ lệ đồng đều ≥95%
  • Quy trình sản xuất: Trồng hạt. Nguyên liệu thu từ vườn cây đầu dòng. Sản xuất tuân thủ theo qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm cây giống hoàn toàn không mang mầm bệnh.
  • Cự ly trồng: 3x4m
  • Chỉ tiêu khác: Dễ ra hoa, đậu trái

ĐẶC TÍNH SINH THÁI

  • Dừa thuộc loại cây ăn quả phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn tốt cũng như nó ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm), điều này giúp nó trở thành loại cây định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. Dừa cầnđộ ẩm cao (70–80%+) để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, điều này lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp (ví dụ khu vực Địa Trung Hải), thậm chí cả khi các khu vực này có nhiệt độ đủ cao. Nó rất khó trồng và phát triển trong các khu vực khô cằn.
  • Hoa của dừa là loại tạp tính (có cả hoa đực lẫn hoa cái và hoa lưỡng tính), với cả hoa đực và hoa cái trên cùng một cụm hoa. Dừa ra hoa liên tục với hoa cái tạo ra hạt. Người ta cho rằng dừa là loại cây thụ phấn chéo là chủ yếu, mặc dù một vài giống lùn lại là tự thụ phấn.

CÔNG DỤNG 

  • Phần cùi (cơm) dừa trắng ăn được và được sử dụng ở dạng tươi hay sấy khô trong một số món ăn. Cơm dừa khô là nguyên liệu sản xuất dầu dừa.
  • Nước dừa nằm trong khoang bên trong quả dừa có chứa các chất như đường, đạm, chất chống ôxi hóa, các vitamin và khoáng chất, là nguồn cung cấp và tạo ra cân bằng điện giải đẳng trương tốt cũng như là nguồn thực phẩm bổ dưỡng. Nước dừa được dùng làm nước giải khát tại nhiều vùng nhiệt đới. Nước dừa là vô trùng khi quả dừa chưa bị bổ ra, và có thể dùng làm dung dịch truyền ven.
  • Nó cũng được dùng để sản xuất món tráng miệng dạng sệt có tên gọithạch dừa (nata de coco). Đôi khi, nước dừa khô cũng được cô cạn thành chất có màu nâu đen được gọi là nước màu dừa, dùng làm chất tạo màu cho thức ăn thay cho nước màu được làm từ đường
  • Xơ dừa được dùng làm dây thừng, chão, thảm, bàn chải, khảm thuyền cũng như làm vật liệu lèn; nó còn được dùng rộng rãi trong nghề làm vườn để làm chất độn trong phân bón.

LỢI ÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI

Hiệu quả kinh tế rất cao

  • Tất cả các phần của quả dừa và cây dừa đều có thể được sử dụng. Giống cây dừa xiêm còn là loại cây cho quả tương đối nhiều (tới 75 quả mỗi năm); vì thế nó có giá trị kinh tế đáng kể. Tên gọi của dừa trong tiếng Phạn là kalpa vriksha, có thể dịch thành “cây đem lại mọi thứ cần thiết cho cuộc sống”. Trong tiếng Mã Lai, dừa được gọi là pokok seribu guna tức là “cây có cả ngàn công dụng”. Tại Philippines, nói chung dừa được gọi là “Cây của sự sống”.

Các bạn có thể tham khảo thêm 1 số hạt giống rauhoa lan giống