Giống cây quýt ngọt

20,000 

  • Tên khoa học: Citrus sp. Blanco.
  • Tên địa phương: Quýt ngọt
  • Thu hoạch: 18 tháng
  • Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam

Mô tả

Thế giới cây giống chuyên cung cấp các loại giống cây trồng chất lượng.

Giống cây quýt ngọt
Giống cây quýt ngọt
  • Tên khoa học: Citrus sp. Blanco.
  • Tên địa phương: Quýt ngọt
  • Thu hoạch: 18 tháng
  • Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam

CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

  • Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS 01:2011/CGNTIS
  • Tỉ lệ đồng đều ≥95%
  • Quy trình sản xuất: Chiết cành. Nguyên liệu thu từ vườn cây đầu dòng. Sản xuất tuân thủ theo qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm cây giống hoàn toàn không mang mầm bệnh vàng lá Greening.
  • Cự ly trồng: 2,5-3m/cây
  • Năng suất: 10-15 tấn/ha
  • Chỉ tiêu khác: Dễ ra hoa, đậu trái

ĐẶC TÍNH SINH THÁI

  • Cây có vùng thích nghi khá rộng.
  • Ở nhiệt độ 20- 350C cây quýt ngọt sinh trưởng tốt.
  • Cao độ thích hợp dưới 800m.
  • Lượng mưa 1800 mm trở lên được phân bố đều.
  • Có thể trồng trên vùng đất ít phèn hay mặn nhẹ 0.2%
  • Trồng sau 2.5 năm có thể cho hoa trái.
  • Dạng trái hình tháp, đáy trái rộng. Vỏ trái màu xanh nhạt, khi chín ngã màu vàng quýt. Vị ngọt, thanh…

CÔNG DỤNG

  • Dưỡng chất trong quýt rất phong phú, trong 100 g thực phẩm hấp thụ, hàm lượng protein của quýt gấp 9 lần lê, hàm lượng canxi gấp 5 lần lê, hàm lượng photpho gấp 5.5 lần lê, vitamin B1 gấp 8 lần, vitamin B2 gấp 3 lần, vitamin C cũng gấp 10 lần. Quýt chứa thành phần chống oxy hóa, có thể tăng cao khả năng miễn dich, chống sự phát triển của u bướu. Ngoài ra, quýt còn có tác dụng chống lại tia bức xạ của máy tính, trong quýt chứa nhiều vitamin A và beta carotin, có thể bảo vệ da cho những người thường sử dụng máy tính. Hơn nữa, các thành phần dinh dưỡng trong quýt còn giúp chống lại sự phá vỡ acid uric trong máu. Các loại acid hữu cơ và vitamin trong quýt điều hòa chức năng trao đổi chất trong cơ thể đặc biệt là người già mắc bệnh tim.
  • Vỏ quýt chứa vitamin D có thể duy trì tính dẻo của huyết quản mao mạch, phòng chống mạch máu vỡ và thấm máu. Vỏ Quýt xanh vị đắng, cay, tính ấm; có tác dụng hành khí, khai uất, tán kết, trừ thấp, giảm đau và tăng tiêu hoá. Vỏ Quýt chín vị đắng the, mùi thơm tính ấm; có tác dụng hành khí, tiêu đờm trệ, kiện tỳ, táo thấp. Nó kết hợp với vitamin C có thể tăng hiệu quả trị liệu đối với người mắc bệnh máu xấu. Cho nên người xơ cứng mạch máu và thiếu vitamin C nên thường xuyên uống nước vỏ quýt ngâm.
  • Múi quýt có các thành phần dinh dưỡng không thể thiếu được đối với sức khỏe, bao gồm đường, protein, lipid, vitamin, axit hữu cơ, chất khoáng… Người bị cao huyết áp, bệnh mạch vành, đau dạ dày, suy dinh dưỡng, cơ thể suy nhược sau khi ốm… ăn quýt rất có lợi.
  • Xơ quýt vị đắng, tính bình, có vitamin P, giúp phòng chữa cao huyết áp, rất có ích đối với người cao tuổi. Nó cũng có tác dụng điều hòa khí, tan đờm, thông lạc, thông kinh, thường dùng trị các chứng khí trệ kinh lạc, ho tức ngực, ho ra máu…
  • Hạt quýt vị đắng, tính bình, có công hiệu điều hòa khí, giảm đau, tan u cục, thường dùng chữa sa nang, sưng đau tinh hoàn, đau lưng, viêm tuyến sữa, ung thư vú giai đoạn đầu… Lá quýt vị đắng, tính bình, có tác dụng trợ gan, hành khí, tiêu thũng, tan u cục, dùng chữa các chứng đau mạng sườn, sa nang, đau vú, u cục ở vú.
  • Tất cả các phần của quả quýt đều có thể dùng làm thuốc trị bệnh rất hiệu quả. Bởi vậy mà người ta gọi quýt là “Ngọc màu vàng”.

LỢI ÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI

Hiệu quả kinh tế rất cao

  • Quýt ngọt cho doanh thu cao
  • Có thể trồng xen cây Ổi, Mít changai trong những năm đầu để tăng thu nhập trên đơn vị canh tác.
  • Là giống cây ăn quả có tiềm năng và cơ mai cho thị trường nội địa và xuất khẩu.

Lợi ích xã hội

  • Tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ,….
  • Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương…