Giống cây chùm ngây

  • Tên khoa học: Moringa oleifera
  • Tên địa phương: Chùm ngây
  • Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam
  • Quy cách bầu: 12x18cm
  • Quy cách cây: đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥55cm

Mô tả

  • Tên khoa học: Moringa oleifera
  • Tên địa phương: Chùm ngây
  • Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam
  • Quy cách bầu: 12x18cm
  • Quy cách cây: đường kính gốc ≥1cm, chiều cao ≥55cm

CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

  • Tiêu chuẩn sản xuất: TCCS 01:2011/CGNTIS
  • Tỉ lệ đồng đều ≥95%
  • Quy trình sản xuất: Dâm cành hoặc gieo hạt. Nguyên liệu thu từ vườn cây đầu dòng. Sản xuất tuân thủ theo qui trình kỹ thuật nghiêm ngặt, bảo đảm cây giống hoàn toàn không mang mầm bệnh.
  • Cự ly trồng: 0,5x1m
  • Chỉ tiêu khác: Dễ ra hoa, đậu trái

ĐẶC TÍNH SINH THÁI

  • Cây thân mộc cao cỡ trung bình, ở độ tuổi trưởng thành cây có thể mọc cao hàng chục mét. 1 tuổi nếu không cắt ngọn cây có thể cao tới 5-6m và có đường kính 10 cm. 3-4 năm tuổi là cây ở độ tuổi trưởng thành.
  • Thân cây óng chuốt, không có gai. Lá kép dài 30–60 cm, hình lông chim, màu xanh mốc; lá chét dài 12–20 mm hình trứng, mọc đối có 6-9 đôi. Cây trổ hoa vào các tháng 1–2. Hoa trắng kem, có cuống, hình dạng giống hoa đậu, mọc thành chùy ở nách lá, có lông tơ, nhiều mật. Quả dạng nang treo, dài 25–40 cm, ngang 2 cm, có 3 cạnh, chỗ có hạt hơi gồ lên, dọc theo quả có khía rãnh. Hạt màu đen, tròn có 3 cạnh, lớn cỡ hạt đậu Hà Lan.

CÔNG DỤNG

  • Hầu hết các bộ phận như lá, hoa, quả, hạt, rễ, thân của cây chùm ngây đều hữu dụng với con người. Bằng cách canh tác chùm ngây, nhà nông có thể cải thiện đất xấu. Lá, hoa và quả non của chùm ngây, với rất nhiều dinh dưỡng và nguyên tố vi lượng, được dùng làm thực phẩm cho người và gia súc, giúp xóa đói giảm nghèo, góp phần đảm bảo an ninh lương thực, chống suy dinh dưỡng trẻ em tại cácquốc gia đang phát triển
  • Trong ẩm thực,lá non và thậm chí cả lá già của chùm ngây được sử dụng để nấu canh với thịt, tôm, nấm hoặc nấu suông (mùi vị tương tựrau ngót), trộn salad, ăn sống, xào thịt, trứng, xay nhuyễn thành nước sinh tố. Lá chùm ngây phơi khô tán bột có thể để rất lâu mà không mất dinh dưỡng, sử dụng cho nhiều món ăn như cháo, bột trẻ em, nhào bột bánh, pha nước uống. Hoa chùm ngây có nhiều mật ngọt và giàu dinh dưỡng, làm rau hoặc phơi khô dùng nấu lấy nước uống như một loại trà.
  • Trái non được dùng xào, nấu canh, hầm xương, ninh súp nhưđậu cô ve và cho hương vị gần tương tự măng tây. Khi già, hạt chùm ngây có thể rang ăn như đậu phộng. Rễ non của cây ăn sống hoặc làm gia vị như cải ngựa (mù tạt). Tuy nhiên tương tự rau ngót, lô hội, hạn chế sử dụng rau và các chế phẩm từ chùm ngây cho phụ nữ có thai.
  • Tư vấn về thực dưỡng với chùm ngây cho biết khi nấu canh rau chùm ngây chỉ cần vừa chín tới để bảo tồn tốt nhất dưỡng chất, không cần nhiều rau vì lượng dinh dưỡng trong rau rất cao, nêm ít gia vị, không cần hoặc cần rất ítmì chính vì rau có vị ngọt đậm tự nhiên.

LỢI ÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI

Hiệu quả kinh tế rất cao

  • Do chùm ngây mọc nhanh, sống được ở những điều kiện đất đai khô cằn và trong điều kiện khí hậu khắc nghiệt, chịu được hạn hán, nên nhiều nơi trên thế giới chùm ngây được trồng làm hàng rào xanh che chắn cho các khu sản xuất nông nghiệp, che bóng cho các cây công nghiệp dài ngày, chắn gió, chắn cát. Cây cũng có khả năng cải tạo đất tốt, lá già làm phân hữu cơ và thức ăn bổ sung cho gia súc rất tốt. Dáng cây thon, thân óng, tán đẹp, lá xanh mướt nên còn được trồng làm cảnh.
  • Tuy thuộc loại mộc nhưng gỗ thân cây mềm, nhẹ, là nguồn nguyên liệu tiềm năng cho kỹ nghệ giấy và còn được dùng để chế phẩm màu xanh.

Li ích xã hi

  • Tạo nhiều công ăn việc làm, sử dụng được nhiều lao động tham gia khai trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ,….
  • Góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho cư dân địa phương…