Cây vạn lộc

0

Mô tả

CÂY VẠN LỘC
Vạn Lộc là một trong những loại cây cảnh được ưa chuộng nhất hiện nay. Cây không chỉ có màu sắc rực rỡ, bắt mắt, là loại cây dễ chăm sóc, dễ trồng, Vạn Lộc còn được tin sẽ mang lại sự thịnh vượng

ĐẶC ĐIỂM NỔI BẬT
Vạn Lộc là một cái tên đẹp và mang nhiều ý nghĩa. Theo duy tâm thì cây có nghĩa là đem đến sự thịnh vượng, là sự may mắn, tài lộc cho Gia Chủ.

Cây Vạn Lộc có tác dụng lọc sạch không khí, hấp thụ chất hữu cơ dễ bay hơi gây bệnh cho con người, giảm bớt khối bụi. Để cây tươi tốt, người ta còn dùng thêm đèn ánh sáng ban ngày (day – light), ánh sáng phát ra từ loại đèn này giống như ánh sáng mặt trời nên có thể quang hợp được như môi trường bên ngoài.

Cây có màu sắc bắt mắt với thân màu xanh, lá có màu đỏ hồng xen lẫn với những đốm xanh. Do đó, cây rât thích hợp để làm cảnh trên bàn làm việc, nội thất phòng khách, nội thất phòng ngủ, nội thất văn phòng làm việc hay bạn hoàn toàn có thể dùng để làm quà tặng.

Cây dễ trồng, dễ chăm sóc và cũng rất dễ sống, vì vậy đây là một điều kiện tốt nếu bạn phải đi làm thường xuyên. Vì cây có thể sống trong nước và trong đất nên bạn có thể tùy chọn cách trồng cây Vạn Lộc theo thú chơi riêng của mình.
THÔNG TIN CHI TIẾT:

Cây Vạn Lộc
Cây Vạn Lộc

Tên gọi và xuất sứ: Cây vạn lộc.
Tên khoa học là Aglaonema hay Aglaonema red, thuộc họ Araceae.
Cây vạn lộc có xuất xứ từ Thái Lan, Indonesia, xuất hiện nhiều ở khu vực Đông Nam Á, Nam Trung Quốc và Bắc Ấn Độ.

Đặc điểm, hình thái: Cây Vạn Lộc là cây thân thảo, phiến lá to, dày. Thân màu xanh, lá màu hồng thắm xen lẫn các đốm xanh, bản lá bóng mịn. Vạn Lộc là cây ưa bóng bán phần, thích nghi tốt trong điều kiện thiếu ánh sáng.

Cây sinh trưởng được cả trong môi trường thủy sinh và môi trường đất. Nhiệt độ sinh trưởng tốt nhất vào khoảng từ 26-32 độ.

Ứng dụng: Vạn Lộc được sử dụng làm cây cảnh trang trí bàn làm việc, văn phòng, bàn phòng khách hay phòng ăn. Cây cũng là món quà rất ý nghĩa.

Ý nghĩa: Cây được xem là mang đến Tài lộc, sự thịnh vượng, may mắn cho Gia chủ.
LỜI KHUYÊN CỦA CHUYÊN GIA
Vạn Lộc là cây ưa sáng hoặc chịu bóng bán phần, không ưa nắng. Lợi dụng vào đặc tính này mà Vạn Lộc được dùng để làm cây nội thất. Một tuần cần đem cây phơi nắng vào sáng sớm 1-2 lần, để cây cứng cáp, lá xanh đẹp hơn.

Vạn Lộc là loại cây trồng khá kén đất. Đất trồng thường là đất giàu dinh dưỡng, độ thoát nước tốt.

Cây Vạn Lộc cần một lượng nước khá cao do nhiều lá và phiến lá. Để đảm bảo cây luôn tươi tắn cần tưới nước thường xuyên bằng cách phun sương. Nếu là cây Vạn Lộc thủy sinh thì cần châm thêm nước và thay nước 1 lần/ 1 tuần.

Cây Vạn Lộc thủy sinh có thể mắc một số bệnh như: thối lá, sâu ăn lá, phấn trắng…Dùng kéo cắt sạch vùng bị thối, hoặc cắt sát tới phần cuốn lá. Dừng nước rửa sạch cây, chỗ bị thối, súc rửa thay nước bình ( đối với cây trong nước). Cuối cùng là đem cây ra ngoài nắng (buổi sáng 7-9h) để tiêu diệt các vi khuẩn. Điều trị sâu hại có thể dùng thuốc diệt muỗi thay thế hoặc dùng khăn thấm cồn lau sạch đối với cây bị nhiễm phấn trắng.