Cây ban

  • Tên khoa học:   Hypericum japomicum Thumb.
  • Tên địa phương:  Cây ban
  • Nguồn gốc sản phẩm: Học viên Nông Nghiệp Việt Nam
  • Quy cách bầu: 12x18cm
  • Quy cách cây: đường kính gốc từ 8-10cm và   12-15cm.

Mô tả

Cây ban

CHỈ TIÊU NĂNG SUẤT – CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM

  • Tiêu chuẩn sản xuất:TCCS 01:2011/CGNTIS
  • Tỉ lệ đng đều≥95%

Quy trình sản xuất:

Cây ban mọc hoang khắp nơi ở Việt Nam, hay gặp tại những ruộng mạ, ruộng bỏ hoang, hơi ẩm, mùa xuân cây bắt đầu xuất hiện, mùa hạ hoa nở, sang thu đông lại trụi hết,

ĐẶC TÍNH SINH THÁI

Ban là một loại cỏ nhỏ, thân nhỏ mang nhiều cành, cao chứng 10-20cm, thân nhẵn,. Lá mọc đối, hình bầu dục, không có cuống, trên phiến có những điểm chấm nhỏ, soi lên sáng lại càng rõ. Phiến lá dài 7-10mm, rộng 3-5mm. Hoa nhỏ mọc màu vàng, mọc đơn độc ở kẽ lá, còn cuống dài 4-5mm. Lá bắc và lá đại nhẵn (do đó khác loài Hypericum nepalense). Quả nang hình trứng, dài 4mm, mở bằng 3 van dọc, thai toà chắc mô ở cạnh các van. Hạt hình trụ, hơi thon có vạch dọc, chiều dài 1mm.

CÔNG DỤNG

Có mọc tại Trung Quốc (cũng thấy dùng làm thuốc ở Quảng Tây), các nước khác vùng nhiệt đới và á nhiệt đới.

Thường hái về dùng tươi, hái toàn cây cả rễ, có khi phơi hay sấy khô mà dùng. Không phải chế biến gì khác.

Cây ban còn là một vị thuốc dùng trong nhân dân.

Tính chất theo đông y thì cây ban có vị đắng, ngọt, tính bình, không độc vào hai kinh can và tỳ. Có tác dụng thanh thất nhiệt, tiêu thũng trướng, khứ tích tiêu thực (chữa tiêu hoá kém đầy) dùng chữa cam tích, thấp nhiệt hoàng đản, dùng ngoài chữa rắn cắn, bị thương, sưng đau.

Thường thấy nhân dân dùng chữa những vết do đỉa cắn, sâu răng, ho, hôi mồm, sởi.

Cách dùng: Nhổ một nắm cả thân rễ, lá rửa sạch, sắc lấy nước (30-40g trong 100ml nước). Dùng nước này súc miệng thường xuyên chữa hôi miệng sâu răng. Dùng ngoài không kể liều lượng.

LỢI ÍCH KINH TẾ – XàHI

Hiệu quả kinh tế rất cao